top of page
Admin

Quá nhiều cuộc thi, có tạo ra sự đố kỵ, ganh đua giữa các học sinh?

Việc tổ chức quá nhiều cuộc thi học thuật, kỹ năng, đã và đang trở thành vấn đề gây tranh cãi.

Đằng sau những kỳ thi giáo viên dạy giỏi là muôn vàn những điều khó có thể nói hết - Tranh minh họa - DAD


Như Tuổi Trẻ thông tin: Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025. Trong đó một trong những yêu cầu chính là tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh.


Quá nhiều cuộc thi, có tạo ra sự đố kỵ, ganh đua giữa các học sinh?


Ý kiến về vấn đề này, bạn đọc Cát Dương viết: Riêng việc dạy, việc học thôi còn muốn không đủ, nay phải chạy theo những cuộc thi hì thật khổ.

Còn theo bạn đọc Phương Hân, thực tế việc quá tải từ các cuộc thi đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực như làm mất đi niềm vui học tập, gây ra những tác động xấu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh.

Hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tư vấn du học nhiều năm, bạn đọc này đút kết: "Cần có kế hoạch và chiến lược cụ thể, tránh quá nhiều kỳ thi làm gánh nặng cho giáo viên và học sinh khi đến trường".

Dưới đây là chia sẻ của bạn đọc Phương Hân xung quanh vấn đề này.

Tự mãn khi chiến thắng, tổn thương khi thất bại

Khi bầu không khí học tập thân thiện trong trường học dần bị thay thế bởi cuộc cạnh tranh khốc liệt, học sinh không còn là đồng đội mà trở thành đối thủ.

Đôi khi thành tích trong các kỳ thi không còn mang ý nghĩa khích lệ, mà trở thành nguồn gốc của sự ganh đua, đố kỵ. Một số học sinh tự mãn vì giành chiến thắng, trong khi những bạn khác bị tổn thương vì thất bại. 

Điều này có còn phản ánh ý nghĩa ban đầu của giáo dục - là giúp trẻ em phát triển toàn diện và hạnh phúc?

Thực tế cho thấy khi chúng ta coi điểm số là mục tiêu cao nhất của học sinh, điều đó vô tình tạo nên một hệ tư duy tương tự khi trưởng thành, rằng thành công chỉ được định nghĩa qua tài sản và địa vị.

Nếu một người xem sự giàu có là mục tiêu cuộc sống, họ sẽ mãi không ngừng kiếm tiền mà không biết khi nào là đủ.

Tương tự trẻ em dùng điểm số để đánh giá và xác định giá trị của bản thân: "Em được 9 điểm, tại sao không phải 10 điểm?" "Em đứng đầu lớp, nhưng liệu khi vào một trường tốt hơn, em có thể duy trì vị trí đó?".

Đây thực là một vòng luẩn quẩn khiến niềm vui học tập ngày càng xa vời và niềm hạnh phúc thực sự trở nên khó đạt được.

Giảm gánh nặng từ các cuộc thi được không?

Nếu chỉ tập trung vào giảm tải trong hệ thống giáo dục mà không giải quyết các vấn đề xã hội lớn hơn, thì những nỗ lực giảm gánh nặng từ các cuộc thi chỉ như "giải quyết triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên".

Cha mẹ vẫn sẽ tìm mọi cách để đảm bảo con mình có cơ hội tốt nhất, từ việc đăng ký các lớp học thêm đến tìm kiếm các biện pháp học tập khác để giúp con vượt trội.

Do đó sự cạnh tranh trong giáo dục, ngoài việc làm mất đi niềm vui học tập của học sinh, còn có thể gây ra hệ lụy dài hạn hơn.

Làm sao để đi học "gánh nhẹ, hiệu quả mà vẫn vui"?

Trả lời câu hỏi này, trước tiên phải giảm tải và điều chỉnh lại cách tiếp cận giáo dục, đẩy mạnh thực hiện mô hình lớp học mới. Phải đảm bảo bình đẳng trong cơ hội học tập và giảm bớt sự phụ thuộc vào các cuộc thi.

Chỉ có thể khi áp dụng phương pháp học tập hiệu quả, các cuộc thi không phải là kỳ sát hạch cam go mà diễn ra tự nhiên xoay quanh trí thông minh thì lúc việc học và thi mới thật sự hiệu quả.

Quá nhiều cuộc thi, học sinh mất hứng thú trong học tập

Quay cuồng với các cuộc thi dễ biến việc học thành cuộc đua không hồi kết, nơi giá trị và niềm vui vốn có của việc học bị xóa nhòa. Bạn cùng lớp không còn là người hỗ trợ, mà trở thành đối thủ.

Học sinh sống trong áp lực của nhiều kỳ thi liên tục, số lượng bài kiểm tra dày đặc, dễ khiến các em mất đi hứng thú, tình yêu dành cho học tập.

Điều này gây tổn hại đến tinh thần và cả sức khỏe thể chất.

0 views0 comments

Comentarios


bottom of page